Con bị điểm kém, cha mẹ nên làm gì???
Vấn đề điểm số luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh cho con đến trường. Có nhiều phụ huynh gọi đến cho Trung tâm Gia Sư Thành Được với mong muốn tìm Gia Sư cho con đồng thời dãi bày tâm sự về điểm số của con khi con bị điểm kém, phần lớn là tâm trạng thất vọng với điểm số của con và có không ít phụ huynh đã la mắng con : “ sao mày ngu thế, dốt thế”, so sánh con với bạn bè…Một số phụ huynh cấm con không được chơi, không được làm những sở thích trước đây thay vào đó là ép con phải học và học…và không ít lần Giáo viên mà Trung tâm Gia Sư Thành Được tới nhà dạy đã có phản ánh lại học sinh bị phụ huynh ép học vì thi được điểm kém chứ thực sự không thích học môn đó. Vậy có tốt khi con vừa trải qua sự hụt hẫng về điểm số ở trường, lại phải đối diện với bài toán tinh thần với cha mẹ???
Hãy cùng Gia Sư Đức Minh phân tích tâ lý của trẻ khi bị điểm kém:
Đa số các trẻ bị điểm kém sẽ:
+ Lo lắng
+ Chán nản
+ Mặc cảm
+ Mất niềm tin, động lực
+ Mất cân bằng
Hãy Cùng con vượt qua thất bại:
Nếu ngay từ đầu cha mẹ đã “phủ đầu” con bằng việc phán xét, kết tội thì sau đó có nói gì trẻ cũng sẽ không nghe, thậm chí tỏ thái độ ghét bố mẹ. Thay và đó cha mẹ cần dạy con biết chịu đựng và vượt qua những thất bại. "Thất bại không phải là điều tồi tệ", từ đó giúp trẻ có cái nhìn tích cực hơn. Bố mẹ cần tỏ bình tĩnh trước thất bại của con, không nên quát mắng hay đánh đập trẻ mà trước hết cần chăm chú lắng nghe tâm sự của con. Sau đó, cùng trẻ phân tích điều kiện khách quan, chủ quan, dưới nhiều góc độ để trẻ có thể biết được thất bại của mình là do đâu: “Có thể con chưa cố gắng”, “có thể con hơi chủ quan”. “Bố (mẹ) biết nếu đặt trong tình huống khác, con sẽ làm tốt hơn”…
Khi con bị điểm xấu cần bình tĩnh tìm hiểu rõ nguyên nhân. Hỏi con với một thái độ thông cảm, mong giúp con lần sau học tốt hơn để con mạnh dạn tự nhận tại sao bị điểm kém. Có thể điện thoại hỏi cô giáo tình hình học tập gần đây của con. Điểm kém có thể do nhiều nguyên nhân: có thể do con mệt, ốm,… lúc làm bài. Có thể do học không kỹ bài, chủ quan. Có thể do hiểu bài chưa kỹ. Có thể do tác động từ bạn bè, bạn bảo bài sai,… Có thể do mải chơi, chán học (nguyên nhân sâu xa có thể do buồn chán từ việc gia đình, việc bạn bè…). Và khi đã rõ nguyên nhân, cha mẹ nên cùng con tìm hướng khắc phục lâu dài. Học sa sút có nguyên nhân lâu dài thì cũng cần thời gian dài để trẻ thay đổi, cải thiện chất lượng học tập. Phụ huynh cần có suy nghĩ tích cực về việc điểm kém: đôi khi điểm kém là đánh giá đúng thực lực học của con, để con không ảo tưởng về bản thân, không chủ quan. Từ đó cả cha mẹ và con cái cùng chú tâm đầu tư quan tâm đến việc học hơn. Cần tạo động lực học cho con. Khi có mục tiêu, động lực mạnh mẽ về việc học để làm gì trẻ sẽ tự giác học, từ đó có thái độ học tập đúng đắn, có đam mê… từ từ sẽ cải thiện tốt điểm số và việc học lâu dài.
Khi con bị điểm xấu, phụ huynh không nên trách con, bởi lúc này con còn dưới 18 tuổi, chưa phát triển. Chỉ mới là ở dạng tiềm năng chưa có khả năng. Phụ huynh nên đánh giá con theo sự cố gắng, chứ không phải kết quả. Quan trọng khả năng của con thế nào, nếu khả năng kém mà không làm được thì dẫn đến con chán nản và sẽ bỏ cuộc hoặc là phải dùng mọi thủ đoạn để có 10 điểm. Hãy dạy con mỗi ngày con ngồi vào bàn học đúng giờ, đúng thời lượng là tốt rồi. Đừng đòi hỏi điểm cao hay thấp, nên dạy cho con biết phải cố gắng chứ không học vì kết quả. Dạy con biết hạnh phúc trong việc làm chứ không phải kết quả.
Hãy dạy con mình học vì kiến thức, vì thích thú và mở rộng tư duy qua học hành, chứ không phải kết quả. Khi con bị điểm số xấu không sao, quan trọng là con có tiến bộ hay không, có thích thú việc học hay không. Phụ huynh phải rõ ràng trong tư duy, không nên làm lớn chuyện, điểm tốt cũng không nên khen con quá, điểm thấp không nên chê mà nên khuyến khích. Nói với con : điểm số chưa thật cần thiết nếu con chưa cố gắng, điều quan trọng nhất là khi thất bại phải biết đứng lên, và phải biết rút ra kinh nghiệm khi bị điểm xấu cho lần sau để phấn đấu tốt hơn.
“Tạo cho con không gian học tập riêng: đủ ánh sáng, thoáng, yên tĩnh giúp các con cảm thấy thoải mái trong quá trình tự học ở nhà. Cha mẹ, thầy cô thay đổi quan niệm về bệnh thành tích với con cái, không nên giao quá nhiều bài tập, hoặc đăng kí lịch học thêm quá dày khiến các con không có thời gian giải trí, rèn luyện thể dục thể thao. Dạy con kỹ năng tự học, cách xây dựng thời gian biểu học tập, gồm: Chương trình đang học, ôn lại các chương trình đã học, thời gian vui chơi… Tạo môi trường học tập trong gia đình: Cha mẹ học, con cái học, cùng nhau nghiên cứu một số chủ đề học tập chung…”